Apple Silicon không chỉ là ARM, nó còn là sự thay đổi của Apple.
Trong sự kiện WWDC 2020 Apple đã cho ra mắt những hệ điều hành mới như iOS 14, MacOS Big Sur, với những cải tiến và tính năng hay ho. Nhưng có lẽ cái sự chú ý đổ dồn vào sự kiện cuối cùng mà theo như Tim Cook đó là 1 bước nhảy vọt với những dòng máy Mac và mang ý nghĩa sự kiện mang tính lịch sử đối với Apple. Cuối cùng thì Apple đã tự sản xuất ra những con chip riêng chạy trên nền tản ARM cho những dòng máy Mac tương tự iPhone, iPad thay vì intel x86. Táo khuyết đã có những màn demo hết sức ấn tượng với con chip Apple A12Z tương tự trên iPad Pro 2020. Dù khi nghe và nhìn những thông tin trực tiếp thì bản thân mình vẫn chưa thể tin được rằng đây là sự thật. Trong bài viết hôm nay thì mình sẽ gửi đến các bạn những suy nghĩ của mình xung quanh nhưng dòng máy Mac mới chạy trên nền tản ARM nhé.
Trước đây Apple cũng đã chuyển giao công nghệ cho dòng máy Mac 1 lần tại WWDC 2005, Apple công bố chuyển từ vi xử lý PowerPc sang Intel x86 và tạo nên Mac OsX. Khi đó Apple đến với Intel chỉ với 1 mục tiêu duy nhất là về hiệu năng. Nhưng sau 15 năm intel đang tỏ ra có quá nhiều điểm yếu trong việc như là quản lí điện năng cũng như ở mức nhiệt lượng khi sử dụng khiến cho những chiếc máy Mac quá nóng. Và cuối cùng thì Apple đã làm điều ai cũng dự đoán được nhưng không ai ngờ là nó lại đến sớm như vậy. Họ sẽ sử dụng những con chip Apple Silicon tự sản xuất giống như những sản phẩm khác của hãng như là iPhone, iPad.
Những con chip Apple Silicon này mạnh ra sao ?
Performance + Power: khi nói đến hiệu năng chắc chắn phải nói đến công suất điện. Đối với những vi xử lý Desktop hiện nay chúng mang đến hiệu năng mạnh mẽ nhất nhưng nó kéo theo là công suất điện tiêu thụ quá lớn đồng nghĩa với việc gây khó khăn cho hệ thống tản nhiệt. Còn vi xử lý tiết kiệm điện thì hiệu năng sử dụng không được như mong đợi. Với dòng vi xử lý mới chúng mạnh hơn nhưng lại tiêu thụ ít điện năng hơn.
Nhưng đó chỉ mới là bức tranh toàn cảnh mà thôi, vì đối với những sản phẩm của Apple không chỉ nổi tiếng bởi hiệu năng mà đó là sự kết hợp hài hoà giữa phần cứng và phần mềm. Mà SoC của Apple được tính hợp hàng loạt những nền tản xung quanh nó. Chúng được tuỳ chỉnh với những nhiệm vụ riêng biệt để giữ tối ưu phần mềm tốt hơn.
Apple SoCs giúp quản lý hiệu năng hiểu quả hơn, hiệu năng cao nhưng ít tiêu thụ công suất điện hơn với Advanced power management. Secure Enclave: giúp gia tăng tính bảo mật. High-performance GPU: mang lại hiệu năng đồ hoạ tốt hơn. Thêm những công nghệ gia tăng hoạt động máy và AI như: Neural Engine, Machine learning accelerators, ...cùng hàng loạt công nghệ xung quanh nó nữa.
Dường như Apple đã chuẩn bị khá kĩ lưỡng cho mục tiêu thay đổi toàn diện này và đưa ra những kế hoạch phát triển dài hơi dành riêng cho nó.
Đầu tiên Apple sẽ mang những dòng vi xử lý này lên toàn bộ những dòng máy Mac trước tiên là Mac Mini sau đó có thể là Macbook hay iMac cũng sẽ được trang bị Apple SoC chỉ trong vài tháng sau đó. Tiếp theo họ sẽ làm những điều tương tự như với iPhone hay iPad, họ sẽ bổ sung thêm nhiều tính năng và gia tăng hiệu năng trên những dòng máy trên. Cuối cùng, khi những bước trên được hoàn thành 1 cách êm đẹp thì Apple sẽ có 1 dàn sản phẩm có chung 1 kiến trúc và ứng dụng khi đó của nó có lẽ sẽ vô vùng khủng khiếp.
Về phía những nhà lập trình viên, họ có thể dễ dàng phát triển những ứng dụng cho hàng loạt những thiết bị của Apple, đây là điều Microsoft cũng đang hướng đến Họ vừa có 1 phần mềm Xcode riêng và Universal 2 như Theo ông Craig có nói thì rất nhiều nhà phát triển ứng dụng họ chỉ mất vài ngày để có thể mang ứng dụng cũ sang ứng dụng mới mà thôi. Đơn giản là họ chỉ cần mở Xcode lên đưa ứng dụng vào và recompile lại thế là xong. . Còn về phía người dùng thì những ứng dụng chạy trên iPhone cũng có thể dễ dàng chạy trên Macbook bởi vì chúng cùng chạy trên 1 nền tảng. giúp cho những nhà phát triển có thể mang những ứng dụng cũ sang nền tảng mới 1 cách dễ dàng hơn.
Trong sự kiện Apple họ đã demo MacOS Big Sur chạy trên 1 chiếc Mac mini sử dụng con chip Apple A12Z. Với những ứng dụng cơ bản Microsoft Office đều chạy native trên MacOS mới, kéo thả trang trong Word nhìn rất là mượt, mọi thứ đều rất responsive. Đến với những file Excel nặng hơn gồm nhiều sheet và biểu đồ mọi thứ đều được phản hồi rất nhanh. Còn với PowerPoint nó sử dụng Metal để render hình ảnh và nhìn cách hoạt động của nó thì gọi quá là mượt mà. Lightroom cũng được hỗ trợ native trên MacOS Big Sur, chỉnh màu rất nhanh và có thể dễ dàng apply màu đó cho những bức ảnh khác. Rồi đến với Photoshop những layer nặng khác nhau nhưng chiếc máy này vẫn có thể hoạt động một cách rất là mượt mà. Hay nặng đô hơn là việc edit video bằng Final Cut Pro nó có thể xem real time 1 file 4K, apply chỉnh màu vào là phản hồi ngay. Thậm chí là nó có thể xem real time 3 file 4K cùng 1 lúc, tạo cho ta cảm giác như nó chạy trên 1 chiếc Mac truyền thống chứ không phải trên 1 nền tảng ARM mới nữa.
Và dần dần thì Apple sẽ mang những ứng dụng đang được chạy trên những dòng máy Mac truyền thống sang những dòng Mac mới. Theo như Apple trong công cuộc chuyển giao này để cho tất cả ứng dụng được hỗ trợ tối ưu thì nó sẽ mất vào khoảng 2 năm. Apple đang và đã thực hiện được những điều mà Microsoft đã cố gắng làm và thất bại. Cách mà Apple theo đuổi ARM cũng rất khác. Họ theo đuổi ARM vì sức mạnh, vì các tính năng tùy biến, không như Microsoft muốn làm máy tính ARM vì nó có khả năng tiết kiệm pin tốt hơn.
Theo như lịch sử của Apple thì những sản phẩm mà hãng đã demo thì những trải nghiệm thực tế của nó đều đem lại những trải nghiệm gần như là tương đồng. Bản thân mình đang rất háo hức để có thể trên tay cũng như trải nghiệm những máy Mac chạy ARM mới này và chia sẽ cùng các bạn.
Để lại bình luận