Vì sao Apple khai tử các cổng kết nối truyền thống, quy về một mối: USB-C Thunderbolt 3
Lần đầu ra mắt năm 2015, MacBook 12-inch (tên chính thức chỉ là MacBook) là khởi đầu cho kỷ nguyên laptop mới của Apple. Đây là chiếc MacBook đầu tiên sử dụng cổng kết nối USB-C và không có logo Apple phát sáng quen thuộc.
Kể từ đó, lần lượt các đời MacBook sau đều đi theo "công thức" của MacBook 12 inch. Apple đã loại bỏ cổng sạc MagSafe 2, quay lưng với HDMI, từ chối khe cắm thẻ SD, chia tay Thunderbolt 2 và đáng chú ý nhất đó là khai tử kết nối tiêu chuẩn USB-A . Tất cả những kết nối này được chuyển sang chuẩn kết nối duy nhất, đó là USB-C Thunderbolt 3. Trong khi đó, các thiết bị USB-A vẫn nhan nhản ngoài đường. iPhone vẫn đi kèm với một sợi cáp USB-A to Lightning. Bạn chẳng thể cắm chiếc iPhone XS đắt tiền trực tiếp vào một chiếc laptop Mac cũng đắt tiền không kém, nhưng chỉ có cổng USB-C. Việc thay đổi biến việc sử dụng MacBook trở nên khó khăn đã gây nên đợt sóng tranh cãi đầy gay gắt từ cộng đồng mạng.
Bước đi này đã tạo ra nên 1 "scandal" nhỏ trong cộng đồng người dùng MacBook trên toàn cầu. Trong lúc người dùng than phiền vì trải nghiệm MacBook trở nên bất tiện hơn, Apple thẳng thừng tuyên bố mình "dũng cảm". Đây không phải là lần đầu tiên khi Apple quyết định như vậy. Vào năm 2008, Apple cũng đã khiến giới công nghệ bất ngờ không kém khi tuyên bố loại bỏ ổ đĩa quang CD/DVD trên MacBook Air. Và để giảm tối đa độ mỏng, công ty còn loại bỏ hẳn cổng kết nối Ethernet. Tuy ổ đĩa quang vẫn còn tồn tại đến ngày nay, nhưng Steve Jobs đã đúng khi cho rằng sẽ không còn ai lưu luyến nó nữa. Động thái giới thiệu một máy tính mỏng nhẹ (ultrabook) của Apple đã tạo thành một trào lưu trong giới công nghệ vào thời bấy giờ. Tuy nhiên, nếu nhìn vào những gì đã diễn ra thì việc loại bỏ những cổng kết nối đó là điều đúng đắn mà Apple nhìn thấy trước. Nhận thấy được xu hướng mới của các cổng kết nối hiện nay, khi mà USB-C chuẩn bị lên ngôi và sẽ đến một ngày các thiết bị di động không còn sử dụng chuẩn USB cũ nữa.
USB-C là kết nối được xem như xu hướng tương lai nhờ thiết kế nhỏ gọn và tốc độ truyền tải nhanh hơn. Hiện nay, USB-C đã trở thành phiên bản USB mạnh mẽ nhất, có thể truyền đến 15W cho điện thoại – máy tính bảng – ổ cứng di động (so với 10W trước kia) và 100W cho laptop và các thiết bị tương tự.
Công nghệ Thunderbolt bắt đầu có mặt từ cuối những năm 2000, tuy nhiên vào thời điểm Thunderbolt 3 ra mắt vào 2016, mọi thứ đã khác. USB-C và Thunderbolt 3 là hai chuẩn kết nối khác nhau với cổng vật lý khác nhau, nhưng Apple đã thành công khi kết hợp chúng lại với nhau, và làm việc với một giao diện cổng USB-C duy nhất - một quái vật mạnh mẽ hơn bao giờ hết:
Việc loại bỏ các cổng kết nối truyền thống và chỉ sử dụng duy nhất cổng Thunderbolt 3 đã đem đến những chiếc chiếc máy có độ dày mỏng đi đáng kể bởi không phải ai cũng dùng hết tất cả những cổng kết nối. Với cổng kết nối tất cả trong một Thunderbolt 3 cho phép các thiết bị liên kết với nhau và truyền tải dữ liệu nhanh hơn nhiều so với chuẩn USB truyền thống, không cần nguồn điện bên ngoài, đúng nghĩa plug-and-play. Sử dụng chuẩn kết nối USB Power Delivery, do đó nó có thể chịu tải lượng điện năng lên tới 100W cho phép cổng Thunderbolt 3 được dùng làm cổng sạc pin cho hầu hết các máy tính xách tay. Thiết kế đẹp, tinh tế và hiệu năng còn thậm chí mạnh hơn. Đó chính là mục đích Apple đang muốn hướng tới.
Để lại bình luận